Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Đái tháo đường đang là căn bệnh rất phổ biến và ảnh hưởng không ít đến ngành y tế trên toàn thế giới. Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ tập luyện thể dục thể thao thì vấn đề ăn uống đóng vai trò quan trọng không kém.

Và trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người bệnh tiểu đường, nguyên tắc tiên quyết mà bất kỳ người bệnh nào cũng cần phải biết đó là hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm thuộc nhóm glucid (gồm tinh bột, đường).
Bài viết này sẽ mách bạn cách lựa chọn thực phẩm theo chỉ số đường huyết tốt cho người bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?
Trước hết bạn phải hiểu rằng, chỉ số đường huyết của thực phẩm là một chỉ số dùng cho thực phẩm, không phải chỉ số đường máu trong phiếu xét nghiệm của người bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm giả sử chứa cùng một lượng đường nhưng sau khi ăn sẽ tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm đó. Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm.
>>> Cùng tìm hiểu thêm về HbA1c
Bật mí cách lựa chọn loại thực phẩm theo chỉ số đường huyết dành cho người bị đái tháo đường
Theo phân loại quốc tế, chỉ số đường huyết được phân loại như sau:
- Cao: > 70%
- Trung bình: 56 – 69%
- Thấp: < 40%
Dựa vào mức phân loại này chúng ta sẽ có thể lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với tình trạng đường trong máu của mỗi người bệnh. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp làm tăng lượng đường trong máu, còn thực phẩm có chỉ số cao thì sẽ làm cho đường trong máu tăng nhanh và tăng cao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GI
Chất béo và chất xơ thường khiến chỉ số GI của thực phẩm hạ xuống thấp. Nhìn chung, thực phẩm qua chế biến càng nhiều lần thì có chỉ số GI càng cao, tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều giống nhau.
Một số ví dụ điển hình:
- Thời gian chín: Thời gian chín của các loại trái cây hoặc loại rau nào càng dài thì trái cây hoặc rau đó có chỉ số GI càng cao.
- Quá trình chế biến: Nước ép có chỉ số GI cao hơn trái cây tươi; khoai tây nghiền có chỉ số GI cao hơn khoai tây nướng cả củ, bánh mì ngũ cốc được đập sẽ có chỉ số GI thấp hơn bánh mì ngũ cốc thường.
- Phương pháp nấu nướng và bảo quản: Thực phẩm đun nấu kỹ và chế biến càng nhiều thì chỉ số đường huyết càng cao.
- Sự đa dạng: Gạo trắng hạt dài có chỉ số GI thấp hơn gạo lứt, nhưng gạo trắng hạt ngắn lại có chỉ số GI cao hơn gạo lứt.
- Dạng thực phẩm: Thực phẩm càng nhiều xơ như ngũ cốc nguyên hạt thì sự tiêu hóa càng chậm sẽ có chỉ số đường huyết càng thấp.
- Cấu trúc tinh bột: Thành phần của tinh bột gồm amylose và amylopectin. Thực phẩm nhiều amylose sẽ chậm tiêu hóa vì các vòng glucose gắn bó với nhau nên sẽ có chỉ số GI thấp. Và ngược lại, thực phẩm nhiều amylopectin sẽ có chỉ số GI cao hơn cao vì các vòng glucose lỏng lẻo, dễ tiêu hóa, mau đưa vào máu. Amylose được tìm thấy ở rau đậu, một số loại gạo, Amylopectin được tìm thấy trong khoai tây…
- Đường: Thực phẩm chứa nhiều loại đường khác nhau. Mức trái cây nên <12% tổng năng lượng. Trái cây chín mùi có chỉ số đường huyết cao hơn trái cây còn xanh vì carbohydrate đã được chuyển ra đường.
Giá trị GI cho biết loại tinh bột có trong thực phẩm đó chứ không thể hiện lượng tinh bột được ăn. Khẩu phần ăn mới là điều cần được quan tâm khi phải kiểm soát đường huyết, giảm cân hoặc duy trì cân nặng hiện tại.
Khi đã hiểu biết và nắm được những loại thực phẩm có chỉ số GI cao, thấp ra sao sẽ giúp người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) kiểm soát được chế độ ăn uống của mình, từ đó ổn định chỉ số đường huyết của cơ thể. Chúc quý bạn đọc vui khỏe!
___________________________________________________________
Những bài viết liên quan
- Cùng tìm hiểu về đau thắt ngưc bên trái
- Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
- Chia sẻ thêm về cách thử tiểu đường tại nhà
- Đọc và hiểu thêm về chỉ số đường huyết
- Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
- Xem thêm điều trị tiểu đường thai kỳ
- Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
- Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp
- Hiểu thêm về cơn đau thắt ngực
- Hiểu sâu hơn về các chỉ số đường huyết