Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đột quỵ và mất sớm. Hầu hết những trường hợp cao huyết áp không có triệu chứng và thường được chẩn đoán tình cờ thông qua kiểm tra huyết áp tại gia đình hoặc thăm khám sức khỏe tổng thể định kỳ. Phát hiện và kiểm soát kịp thời, cũng như hiểu biết đúng về căn bệnh tăng huyết áp là vô cùng cần thiết cho cuộc sống của mỗi người.

1.Tăng huyết áp có phải là bệnh nguy hiểm không?
Tăng huyết áp (hypertension) hoặc cao huyết áp là hiện tượng áp lực thẩm thấu của máu trên thành mạch quá cao. Tăng huyết áp là bệnh lý nghiêm trọng làm tổn hại tim, mạch máu, thần kinh, não, thận và các bệnh mạn tính khác; đây là nguyên nhân hàng đầu gây chết người trên thế giới.
Một vài con số của tăng huyết áp theo WHO:
Từ năm 1990 đến nay, số người từ 30-79 tuổi bị bệnh cao huyết áp trên toàn cầu đã tăng từ 650 triệu tới 1,28 tỷ người.
Khoảng 580 triệu người (41% phụ nữ, 51% nam giới) bị cao huyết áp không hay biết bản thân đang mang bệnh.
Khoảng 720 triệu người (53% phụ nữ, 62% nam giới) bị cao huyết áp không biết chữa trị.
Chỉ có khoảng 42% trường hợp cao huyết áp đã phát hiện và chữa trị.
Ít hơn 1/4 phụ nữ và 1/5 nam giới mắc cao huyết áp đã kiểm soát tốt bệnh (điều trị có kết quả).
2.Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Nguyên nhân tăng huyết áp của hầu hết người trưởng thành đều không được xác định, nhưng có khoảng 10% là có nguyên nhân thứ phát như:
- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính.
- Hẹp động mạch thận.
- U tủy tuyến thượng thận.
- Hội chứng Conn.
- Hội chứng Cushing ’ s.
- Bệnh lý tuyến giáp, suy giáp và tuyến yên.
- Một số loại thuốc.
- Hẹp eo động mạch chủ.
- Bệnh Takayasu.
- Nhiễm độc hô hấp.
- Ngưng hô hấp khi ngủ.
- Rối loạn nhân cách hành vi.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp là:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn quá nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa, ít rau củ trái cây trong thực đơn ăn uống hằng ngày.
- Ít vận động, ù lì.
- Hút thuốc lá nhiều.
- Uống nhiều rượu, bia, thức uống có cồn.
- Thừa cân béo phì, không kiểm soát được cân nặng.
- Căng thẳng, lo lắng, lo âu nhiều
- Tuổi trên 65 tuổi: nguy cơ mắc bệnh tăng lên cùng tuổi tác.
- Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp, có thể do di truyền.

3.Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp.
Tăng huyết áp là yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Một số triệu chứng có thể xảy ra ở người bị tăng huyết áp là:
- Đau nhức đầu vào buổi sáng sớm
- Chảy máu cam
- Nhịp tim nhanh hơn
- Thay đổi thị lực, mắt kém dần
- Bị ù tai
Triệu chứng tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể gây ra như:
- Mệt mỏi thường xuyên
- Buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa
- Lú lẫn trí nhớ kém hơn
- Hồi hộp và run với tần suất nhiều hơn
- Đau thắt ngực
Thế nhưng, gần 50% người mắc cao huyết áp không biết mình có bệnh và chẳng bao giờ được điều trị. Tăng huyết áp còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó thường không tạo nên triệu chứng, chỉ đến khi gây các biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc suy thận mới có chẩn đoán.
Do đó, hầu hết mọi người nên đi đo huyết áp và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là người cao tuổi sẽ có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn.

4.Những người có nguy cơ dễ mắc bệnh tăng huyết áp?
Sau đây là những nguyên nhân chính của căn bệnh cao huyết áp:
- Người già, người cao tuổi: Các thành mạch máu không được duy trì đủ sự co giãn như trước, dẫn đến cao huyết áp;
- Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, nhưng phụ nữ sau mãn kinh thường có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng ở lứa tuổi này;
- Tiền sử mắc bệnh của gia đình: Nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp sẽ cao hơn nếu những người cùng gia đình (bố mẹ hoặc anh chị) có tiền sử về bệnh tim mạch.
- Những yếu tố dưới đây làm gia tăng khả năng bị bệnh cao huyết áp, gồm:
- Thừa cân béo phì;
- Lối sống tĩnh tại, ít hoạt động;
- Ăn uống không hợp lý;
- Ăn rất nhiều muối;
- Sử dụng nghiện rượu, bia;
- Hút thuốc;
- Căng thẳng kéo dài.
5.Cách điều trị bệnh tăng huyết áp.
Mục tiêu điều trị cao huyết áp là nhằm làm cho huyết áp của người bệnh duy trì ở mức an toàn, thông thường là dưới 140/90 mmHg với mức huyết áp mục tiêu chung. Tuy nhiên, với người tăng huyết áp mang theo nhiều bệnh liên quan tới đái tháo đường hoặc suy thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị khắt khe hơn nữa nhằm làm tăng huyết áp bình thường đến mức dưới 130/80 mmHg.
Lưu ý, một số mức huyết áp mục tiêu sẽ này khác nhau theo các nhóm người bệnh nhất định. Sau đây là một số phương pháp điều trị cao huyết áp:
Thay đổi lối sống, hình thành lối sống lành mạnh hơn.
- Biện pháp không sử dụng thuốc lúc nào cũng chiếm một vai trò rất lớn đối với việc trị liệu chung. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:
- Điều chỉnh chế độ ăn: Tích cực vận động và sử dụng ít muối (dưới 6g/ngày) ;
- Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức;
- Cố gắng giữ cân nặng hợp lý, số cân theo khuyến cáo;
- Ngừng hoặc giảm bớt sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá;
- Tránh cảm cúm tái phát;
- Kiểm soát chặt chẽ các bệnh lý tim mạch;
- Sử dụng thuốc trị cao huyết áp tuân theo chỉ định của bác sĩ;
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của huyết áp ngay tại nhà với thiết bị đo lường phù hợp.

Thuốc điều trị tăng huyết áp phù hợp với từng bệnh nhân.
Nếu như chuyển đổi lối sinh hoạt không mang đến những lợi ích cho việc duy trì tình trạng sức khoẻ thì bác sĩ sẽ cân nhắc để bệnh nhân dùng thuốc theo toa.
Mặc dù những phác đồ chữa trị cao huyết áp đã được đặt ra để điều chỉnh khá nhiều lần. Tuy nhiên, trong cả giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi để kịp thời điều chỉnh, tăng giảm liều lượng, sử dụng lại thuốc hay cắt bỏ thuốc cho đến khi tìm ra phương pháp chữa trị thích hợp nhất với bệnh nhân.
Hãy lưu ý đến tình hình sức khoẻ trước và sau khi uống thuốc để báo với bác sĩ biết những tác dụng không mong đợi trong quá trình dùng thuốc theo phác đồ. Dùng thuốc đều đặn giúp ổn định huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời. Không tự ý ngưng thuốc, mà cần hỏi bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, bệnh cao huyết áp cũng cần được quản lý chặt chẽ với những bài thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp
Một số trường hợp cao huyết áp cấp cứu cần được tiến hành điều trị ngay tại khoa cấp cứu hay nơi chăm sóc đặc biệt, bởi lúc này nguy cơ bệnh nhân thiệt mạng là rất cao. Bệnh nhân cần được cung cấp oxy và uống thuốc hạ huyết áp ngay lập tức nhằm mau chóng cải thiện tình hình.
Hầu hết những bệnh liên quan tim mạch ở nước ta, kể cả một số bệnh lý mãn tính phổ biến như cao huyết áp thì vấn đề hợp tác chữa trị cũng là điều khiến cho các bác sĩ đau đầu. Do việc điều trị thường phải phối hợp nhiều thuốc cho nên dẫn đến tình trạng bệnh nhân ngại sử dụng thuốc, hoặc có thuốc nhưng không uống, hay dùng thuốc không theo chỉ định của bác sỹ, hậu quả là hiệu quả điều trị tăng huyết áp không được cao.
Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải thật sự nghiêm túc trong việc chữa bệnh của riêng bản thân mình và phối hợp tốt với bác sĩ để tối đa hoá hiệu quả điều trị.
Bệnh lý tăng huyết áp là căn bệnh mãn tính và dễ dàng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, mọi người nên thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giảm thiểu khả năng mắc bệnh, nếu chẳng may mắc bệnh thì các bệnh nhân nên giữ tinh thần luôn thoải mái và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.