Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý mà phụ nữ khi mang thai đều gặp phải. Đây là tình trạng lượng đường trong máu vượt mức đường bình thường của cơ thể. Nếu như chẳng may bị rơi vào tình trạng này thì bạn cần có một phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra cho bản thân và thai nhi.

Tại sao khi phụ nữ mang thai lại rất hay mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
Khi phụ nữ mang thai, thai nhi trong bụng mẹ sản xuất ra các hormone làm cơ thể mẹ có sự kháng lại insulin của cơ thể. Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất insulin để ổn định được mức đường trong máu.
Ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ, vì ở một số trường hợp không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết và như vậy lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh đáng kể. Ngay lúc này, cần có liệu trình phù hợp để điều trị tiểu đường thai kỳ một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Thai phụ bị đái tháo đường trong thai kỳ, có thể xảy ra các biến chứng sức khỏe như sau:
- Biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của mẹ và con là tăng huyết áp và tiền sản giật.
- Nhiều khả năng sẽ phải sinh mổ vì bé quá to không thể sinh thường.
- Tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non.
- Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Không chỉ ảnh hường đến sức khỏe của thai phụ, mà còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé:
- Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến việc thai nhi tăng trưởng quá mức, khiến thai có kích thước quá lớn.
- Tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non.

- Dị tật bẩm sinh, tăng hồng cầu và vàng da sơ sinh.
- Nguy cơ bị béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trường thành.
- Có nguy cơ thai chết lưu hoặc tử vong sau sinh.
Các biến chứng nhận biết thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện và triệu chứng rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh tiểu đường để có phương án kịp thời trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ:
- Cảm thấy khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần.
- Các vết thương, vết trầy xước khó lành.
- Cơ thể cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng và mệt mỏi.
- Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu và bị nấm men.
- Nước tiểu có nhiều kiến bu.
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.
Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ
Bạn cần điều trị tiểu đường thai kỳ và tuân thủ chế độ ăn một cách nghiêm ngặt khi được chuẩn đoán mắc bệnh. Chế độ ăn phải đáp ứng được yêu cầu là duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và calo cho sự phát triển của thai nhi.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập thể dục nhiều hơn nếu sức khỏe của bạn và bé đều ổn. Điều này có thể giúp cơ thể bạn sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát tốt được lượng đường trong máu.
Nhằm đánh giá hiệu quả quá trình điều trị, bạn sẽ được hướng dẫn cách tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Việc đánh giá này sẽ giúp bác sĩ theo dõi và đưa ra hướng điều trị tiểu đường thai kỳ tốt nhất.
Có thể điều trị bằng thuốc khi bạn không thể ổn định đường máu bằng chế độ ăn và luyện tập đơn thuần. Loại thuốc được chứng minh là hiệu quả giảm đường máu và an toàn cho thai nhi là insulin. Khi điều trị tiểu đường thai kỳ bằng insulin các mẹ cần học cách tự thử đường máu tại nhà 4-6 lần một ngày trước các lần tiêm.
Và nếu không may bị tiểu đường thai kỳ, thi mẹ nên đọc kĩ bài viết này và tuân thủ phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ như trên nhé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
_______________________________________________________________
Cùng tìm hiểu về đau thắt ngưc bên trái
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về cách thử tiểu đường tại nhà
Đọc và hiểu thêm về chỉ số đường huyết
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm điều trị tiểu đường thai kỳ
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp
Hiểu thêm về cơn đau thắt ngưc