Nếu bị một cơn đau thắt ngực bên trái, suy nghĩ đầu tiên có thể bạn cho rằng mình đang bị các vấn đề liên quan đến bệnh tim hoặc mắc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về tim. Mặc dù đau ngực thực sự có thể là một triệu chứng của bệnh tim mà đối tượng nào cũng có thể sẽ gặp. Đau thắt ngực bên trái gây nên rất nhiều hệ lụy, thậm chí là đe dọa tính mạng con người.

Vậy nguyên nhân do đâu? Và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết này nhé.
Đau thắt ngực bên trái là bệnh gì?
Đau tim, cơn đau thắt ngực có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa số trường hợp là do xơ vữa mạch vành gây nên.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khởi nguồn của sự hình thành mảng xơ vữa là do tổn thương gây viêm thành động mạch vành, kèm theo đó là quá trình lắng đọng và tích tụ cholesterol cùng “chất thải chuyển hóa” của cơ thể trong một thời gian dài. Do vậy, mặc dù bệnh mạch vành thường được phát hiện từ độ tuổi trung niên nhưng thực tế bệnh này đang dần xuất hiện đối với người trẻ.
Dưới tác động của thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia thường xuyên, ít vận động, chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên căng thẳng,… đã khiến một tỷ lệ không nhỏ người trẻ mắc phải căn bệnh mạch vành này.
>>> Có thể bạn quan tâm Cơn đau thắt ngực điển hình
>>> Xem thêm về các thực phẩm làm giảm cơn đau thắt ngực
Lý giải nguyên nhân gây nên cơn đau thắt ngực bên trái
Đau nhói ngực do bệnh tim mạch
Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân đau thắt ngực bên trái phổ biến và rõ rệt nhất thường là do bệnh tim mạch gây ra. Cụ thể là một số bệnh lý như viêm màng ngoài tim, phình tách động mạch chủ, bệnh van tim, mạch vành, thiếu máu cơ tim,… đều có triệu chứng ban đầu là đau thắt ngực bên trái.

Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện ở vị trí sau xương ức rồi lan qua trái hoặc cả 2 bên ngực, đôi khi có thể lan đến các bộ phận trên cơ thể như tay, chân,… khi vận động mạnh, gây mất sức. Nếu nhận thấy dấu hiệu đau ngực trái kéo dài khoảng 30 phút nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần lưu ý và đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, hạn chế các hệ lụy nghiêm trọng đến cơ thể.
Đau thắt ngực do các vấn đề về thực quản
- Co thắt cơ thực quản: Tình trạng này xảy ra khi các cơ chịu trách nhiệm đẩy thức ăn qua thực quản ngừng làm việc này. Thay vào đó, bạn có cảm giác bị ép mạnh dưới xương ức kèm theo khó nuốt. Điều này dễ nhận thấy nhất khi tập thể dục.
- Viêm thực quản: Lớp niêm mạc của thực quản có thể bị viêm gây đau rát hoặc đau nhói ngực trái. Viêm thực quản cũng có thể gây đau rát xương ức sau bữa ăn, khó nuốt và có máu trong chất nôn hoặc phân.
- Vỡ hoặc thủng thực quản: Một người có thể gặp phải tình trạng này sau khi nôn quá nhiều hoặc bị chấn thương thực quản. Rách thực quản khiến thức ăn rò rỉ vào khoang ngực, gây đau thắt ngực bên trái hoặc phải từ nhẹ đến nặng. Nó cũng có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn ra máu, thở nhanh và sốt.
Tâm lý không ổn cũng làm đau thắt ngực
Nhiều người cho rằng cơn đau thắt ngực bên trái chỉ liên quan đến bệnh tim mạch, đường tiêu hóa, rối loạn nhịp tim hay viêm cơ sụn,… Tuy nhiên, trên thực tế đây cũng có thể là dấu hiệu do tâm lý gây nên. Tình trạng lo âu, lo sợ, căng thẳng, trầm cảm kéo dài… nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở, mất ngủ, tâm lý hoang mang là không thể không kể đến chứng đau tức ngực trái.
Cơn đau như thế nào thì cần gặp bác sĩ?
Đau thắt ngực bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác đe dọa đến tính mạng người bệnh. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn hoặc ai đó gần bạn bị đau ngực trái kèm theo những dấu hiệu như:
- Khó chịu ở dạng căng, áp lực nặng hoặc cảm giác âm ỉ, nóng rát ở ngực
- Cơn đa kéo dài từ ngực trái lan đến cánh tay, cổ, hàm, lưng hoặc vai
- Khó thở
- Đổ mồ hôi
- Suy nhược cơ thể, choáng váng hoặc chóng mặt
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Biết rõ nguyên nhân của cơn đau thắt ngực bên trái là bước đầu tiên để giải quyết những triệu chứng này an toàn và hiệu quả. Hãy dành thời gian đi thăm khám sớm để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp là điều cần thiết để tránh mọi biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hãy đọc bài viết này để có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của cả bản thân và những người xung quanh nhé.
____________________________________________________________
Những bài viết liên quan
- Cùng tìm hiểu về đau thắt ngưc bên trái
- Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
- Chia sẻ thêm về cách thử tiểu đường tại nhà
- Đọc và hiểu thêm về chỉ số đường huyết
- Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
- Xem thêm điều trị tiểu đường thai kỳ
- Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
- Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp
- Hiểu thêm về cơn đau thắt ngưc