Đau thắt ngực bên trái có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, triệu chứng đau thắt ngực bên trái gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn những bệnh nguy hiểm khác. Do đó bạn không được chủ quan với những dấu hiệu đau thắt ngực bên trái.

Khái niệm về đau thắt ngực bên trái
Đau thắt ngực bên trái là một căn bệnh gây khó chịu hoặc đau tại bất kỳ vị trí nào ở phần ngực bên trái. Cơn đau sẽ có thể xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển âm ỉ, lâu dài. Đối với một số người có thể bị đau ngực bên trái khi tập thể dục hoặc hít thở sâu, khi nằm nghỉ thì cơn đau thắt ngực bên trái cũng sẽ xuất hiện.
Nguyên nhân đau thắt ngực bên trái
Theo các chuyên gia thì đau thắt ngực bên trái không phải là một bệnh, nó chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau:
Đau thắt ngực trái có thể liên quan đến bệnh tim mạch
Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân gây đau thắt ngực bên trái phổ biến và rõ rệt nhất thường là do bệnh tim mạch gây ra. Cụ thể với một số bệnh lý như viêm màng ngoài tim, phình động mạch chủ, có bệnh lý về van tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim,… đều có triệu chứng đau thắt ngực bên trái.
Cơn đau sẽ xuất hiện thường ở vị trí sau xương ức rồi lan qua trái hoặc lan ra cả 2 bên ngực, thậm chí một số trường hợp khác là có thể lan đến các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân,.. khi vận động mạnh hoặc làm việc nặng gây mất sức. Nếu bạn có dấu hiệu đau thắt ngực kéo dài khoảng 30 phút nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và theo dõi sức khỏe, cũng như kịp thời phát hiện bệnh hạn chế những hệ lụy nghiêm trọng.
Đau thắt ngực bên trái cảnh báo bệnh đường tiêu hóa

Nếu như bạn thường xuyên có cảm giác đau ở vùng ngực thì rất có thể nguyên nhân đến từ các chứng bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm thực quản, trào ngược dạ dày,… Người bệnh thường có cảm giác bức bối, khó thở, đau từ vùng bụng lan lên đến ngực, cơn đau sẽ xuất hiện vào ban đêm hoặc là sau những bữa ăn đi kèm những triệu chứng rối loạn khác như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,…
Đau thắt ngực bên trái cảnh báo viêm cơ sụn, xương vùng ngực
Triệu chứng đau thắt ngực trái liên quan đến viêm cơ sụn gây cảm giác đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ, khi ấn vào ngực sẽ đau, hoặc vận động mạnh cũng sẽ tăng cơn đau.
Liên quan đến bệnh lý về phổi
Khi bị mắc các bệnh lý về phổi như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phế quản,…cũng có thể gây ra các triệu chứng trong đó có đau thắt ngực bên trái.
Tâm lý
Ngoài những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý như tim mạch, đường tiêu hóa, viêm cơ sụn,…thì đau thắt ngực bên trái còn có thể do tâm lý. Tình trạng lo âu, căng thẳng, trầm cảm kéo dài,.. là nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở, mất ngủ, tâm lý hoang mang dẫn đến đau thắt ngực.
Biện pháp phòng ngừa đau thắt ngực bên trái
Thực hiện lối sống khoa học, người bệnh có thể kiểm soát các cơn đau tức ngực bằng việc duy trì thói quen sống lành mạnh, khoa học:
- Không sử dụng hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia, cafe và các chất kích thích khác.
- Tránh làm việc quá sức, lo âu, căng thẳng,… Mà phải luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đúng khoa học. Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày).
- Thực hiện tập luyện thể dục thể thao ít nhất từ 30-40 phút mỗi ngày và 3 lần/ tuần. Tập luyện một số bộ môn đơn giản, nhẹ nhàng như ngồi thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe,bơi lội,… Tuyệt đối nên tránh những bài tập mạnh như võ, muaythai, boxing,…
- Tư thế ngồi, nằm ngủ và đứng,… cần phải điều chỉnh cho chuẩn.
- Hạn chế tắm khuya, luôn giữ ấm cơ thể.
Ngoài ra bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày như:
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh trong thực đơn hàng ngày.
- Ăn nhiều trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, nội tạng động vật. Vì những bệnh tức ngực khó thở do tim mạch, huyết áp cao cần hạn chế ăn mặn, đường và tinh bột, chất béo.
———————————————————————
Cùng tìm hiểu về bầu 36 tuần
Tìm hiểu thêm về cách trị nghẹt mũi cho bé
Chia sẻ thêm về sữa bà bầu 3 tháng đầu
Đọc và hiểu thêm về sữa bà bầu
Như thế nào là sữa cho trẻ biếng ăn
Xem thêm thai 17 tuần
Xem thêm về bầu 34 tuần
Tìm hiểu thêm sữa bầu nào tốt
Hiểu thêm về bụng bầu 3 tháng